Vãi địa dệt PET – Sp01
Xuất xứ: Hàn Quốc
Đối với đường có chiều cao bé (từ 0,5 đến 1,5m), có giả thiết cho rằng cần phải dùng vải cường độ cao như là một bộ phận chịu lực của kết cấu móng đường. Tuy nhiên, tải trọng xe tác dụng trên móng đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa lại là phương nằm ngang. Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe. Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu tải của nền đường có vải địa kỹ thuật chủ yếu là do chức năng phân cách (nhằm duy trì chiều dày thiết kế và tính chất cơ học ban đầu của các lớp cốt liệu nền móng đường) hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo của kết cấu. Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao (đường bê tông hoăc đường nhựa) hiệu ích từ chức năng gia cường càng rất giới hạn. Đó là bởi vì, để phát triển lực kéo trong vải địa cần phải có chuyển vị đủ lớn trong kết cấu móng đường để sinh ra biến dạng ngang tương ứng, mà điều nầy thi không cho phép đối với đường có tầng mặt cấp cao. Trong trường hợp xây dựng đê, đập hay đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn, có thể dẫn đến khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kĩ thuật có thể đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực chống trượt theo phương ngang nhằm gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia cường.
Lợi thế thi công
Ổn định nền tốt, nên có thể tạo được độ dốc lớn
Thi công nhanh chóng, tiết kiêm thời gian và chi phí cho công trình
Giảm khối lượng đào đất và đắp đất.
Vải địa kỹ thuật cường lực cao – High Tensile Geotextiles
Được sản xuất từ các sợi polyester có cường độ chịu kéo cao, độ giãn dài thấp được sử dụng như cốt gia cường xử lý nền đất yếu, có độ bền hàng trăm năm, đảm bảo các yêu cầu tuổi thọ công trình dài hạn. Vải địa kỹ thuật gia cuờng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thiết kế về cường lực đối với cả hai chiều. Vải địa kỹ thuật gia cường bền với các tác động lý hóa của môi trường, và đặc biệt không bị tác động của các loại đất có tính axit (pH≥ 2).
Xử lý nền đất yếu của đường đắp cao: Vải địa kỹ thuật gia cường được trải trên nền đất yếu, nhằm tăng khả năng chịu tải của nền, chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năm của nền đắp cao trong thời gian dài hạn.
Chống sụt trượt mái dốc:Với cường độ chị kéo lớn và độ giăn dài thấp, vải địa kỹ thuật gia cường được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng chịu tải, khống chế sụt trượt đối với đất yếu và rất yếu. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính vải địa kỹ thuật gia cường hoặc các vật liệu khác nhằm chống xói mòn bề mặt mái.
Liên kết cọc: Vải địa kỹ thuật gia cường được trải trên các cọc xử lý nền đất yếu, tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một các hiệu quả, đồng thời giúp tiếc kiệm được số lượng cọc sử dụng.
Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Vải địa kỹ thuật gia cường được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nề có nhiều vật liệu khối lổn nhổ…hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót nhý màng chống thấm.
Ứng dụng
Trong giao thông: Sử dụng vải địa kỹ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu nhý đất sét mềm, bùn, than bùn…
Trong thủy lợi: Che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kỹ thuật độn cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông.
Trong xây dựng: Gia cố nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật, các dạng cọc nhồi, bấc thấm ứng dụng trong nền móng…
Leave a Reply