Công nghệ đường hầm giao thông điều tiết lũ
Kể từ khi đưa vào sử dụng đường hầm giao thông điều tiết lũ (tháng 7-2007), người dân Kuala Lumpur chưa bao giờ phải chứng kiến một trận đại hồng thủy lần thứ hai xảy ra ngay tại thủ đô.
Năm 2004, Kuala Lumpur (Malaysia) đã chứng kiến những trận mưa với cường độ hàng trăm mm/ngày khiến giao thông của TP gần như đình trệ hẳn. Cả Kuala Lumpur biến thành một bể nước lớn như trận lụt lịch sử của Hà Nội vào năm ngoái.
Trước tình thế đó, một dự án lớn với tổng trị giá 700 triệu USD đã ra đời mang tên hệ thống đường hầm giao thông và điều tiết lũ (SMART). Dự án này là một hệ thống đường hầm có chiều dài gần 5km, với tầng cho giao thông và tầng cho việc thoát nước được giám sát bởi hơn 200 camera.
Một đường hầm nằm trong hệ thống đường hầm giao thông và điều tiết lũ (SMART) hoạt động rất hiệu quả –
Hệ thống hoạt động với kỹ thuật và công nghệ hiện đại gồm ba chế độ dựa vào dung lượng nước và trạng thái của giao thông trong hầm.
Chế độ thứ nhất là trong điều kiện mưa ít hoặc không mưa, hầm mở cửa bình thường cho các phương tiện giao thông qua lại.
Chế độ thứ hai được khởi động khi lượng mưa ở mức trung bình, khi đó nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới xa lộ và xe cộ vẫn qua lại bình thường.
Chế độ thứ ba được kích hoạt khi xảy ra tình trạng bão lũ, cửa hầm tầng giao thông sẽ được đóng lại (có hệ thống camera theo dõi để quan sát khi xe cuối cùng ra khỏi cửa mới đóng lại) và cửa hầm tầng thoát nước sẽ được mở ra để lấy nước vào và dẫn ra hồ xả. Khi đó, các phương tiện giao thông đi lại bình thường bên trên hầm.
Kể từ khi đưa vào sử dụng đường hầm giao thông điều tiết lũ (tháng 7-2007), người dân Kuala Lumpur chưa bao giờ phải chứng kiến một trận đại hồng thủy lần thứ hai xảy ra ngay tại thủ đô.
Leave a Reply