Cách thi công đường bằng máy gia cố

Nếu chất lượng của phương pháp này đảm bảo, sau đó được áp dụng rộng rãi ở nước ta sẽ thực sự góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng đường giao thông nông thôn, cũng như khắc phục được ô nhiễm, tiến độ kéo dài, chậm trễ của các dự án cải tạo những trục đường đô thị đang xuống cấp như hiện nay; đồng thời sẽ hạn chế được cảnh mỗi khi nâng cấp, cải tạo bất kỳ trục đường nào, thì nhà ở của người dân (kể cả kiên cố) lại phải nâng cao theo cốt đường, nếu không muốn úng ngập…

dsc00089
bằng : Mở ra hướng đi mới trong ?

Phương pháp sử dụng máy gia cố được áp dụng rộng rãi để sửa chữa đường, với ưu điểm là chi phí thấp… Hàng năm, ở Nhật Bản có khoảng 2-3 triệu m2 đường được áp dụng phương pháp thi công này.Lần đầu được thí điểm tại Việt Nam
Vào quý II năm nay, Tập đoàn công nghiệp nặng SAKAI (Nhật Bản) phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Tây (cũ) đã tiến hành thí điểm áp dụng phương pháp thi công đường bằng máy gia cố. Hai địa điểm đã được chọn để tiến hành thí điểm phương pháp này, đó là: đường 417 (83 cũ) trên địa bàn huyện Phúc Thọ và đường 414B (87B cũ) trên địa bàn huyện Ba Vì.
Những ưu điểm của phương pháp
Phương pháp thi công bằng máy gia cố đường được hiểu là phương pháp xây dựng đường với nền đường được thi công tại chỗ bằng cách sử dụng một máy gia cố đường. Đây là loại máy có khả năng vừa nghiền, vừa trộn cùng một lúc.
Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản, phương pháp sử dụng máy gia cố đã và đang được sử dụng rộng rãi để sửa chữa đường, bởi không chỉ chi phí thấp, mà còn có thể áp dụng cho việc phục hồi các đường vành đai và đường vòng nơi có lưu lượng giao thông lớn. Vì vậy, tại Nhật Bản diện tích áp dụng phương pháp thi công bằng máy gia cố là 2-3 triệu m2/năm. Phương pháp này đã được áp dụng liên tục trong hơn 20 năm qua tại Nhật Bản.
Cũng theo các chuyên gia Nhật Bản, phương pháp thi công đường bằng máy gia cố có thể áp dụng để gia cố đối với các loại đường có nền yếu; gia cố các vật liệu dạng hạt; thi công lớp base sử dụng lớp nền sỏi cũ; tái chế lớp base tại chỗ sử dụng hỗn hợp asphalt và vật liệu lớp base cũ. Đặc điểm chính của phương pháp này là: Cải tạo được mặt đường đất và sỏi đá thành mặt đường rải thảm tại chỗ; Bảo tồn được nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ; Có thể tiến hành nhanh tiến trình hóa lỏng và trộn vật liệu gia cố; Rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành so với việc rải lại mặt đường mới…
Sẽ áp dụng rộng rãi tại Việt Nam?
Qua thực tế, máy gia cố đường đóng vai trò chủ chốt của phương pháp thi công kể trên. Đây cũng được coi là điểm khác biệt cơ bản của phương pháp này so với các công nghệ làm đường của Nga, Mỹ… đang được áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên, sẽ là khập khiễng nếu đem so sánh công nghệ làm đường này với công nghệ làm đường khác, bởi mỗi công nghệ có những ưu điểm riêng. Việc đánh giá chất lượng, ưu điểm của công nghệ thi công đường bằng máy gia cố đang chờ các cơ quan chức năng thẩm định… Nếu chất lượng của phương pháp này đảm bảo, sau đó được áp dụng rộng rãi ở nước ta sẽ thực sự góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng đường giao thông nông thôn, cũng như khắc phục được ô nhiễm, tiến độ kéo dài, chậm trễ của các dự án cải tạo những trục đường đô thị đang xuống cấp như hiện nay; đồng thời sẽ hạn chế được cảnh mỗi khi nâng cấp, cải tạo bất kỳ trục đường nào, thì nhà ở của người dân (kể cả kiên cố) lại phải nâng cao theo cốt đường, nếu không muốn úng ngập…

Cùng Nội Dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *