Công nghệ trong thi công cầu dây văng dầm thép liên hợp
Ngày 8-10-2010, Bộ GTVT có văn bản cho phép xe tải trọng tối đa 3,5 tấn và các loại xe tới 16 chỗ ngồi được phép lưu thông trên một làn đường của cầu Bính. Như vậy, hơn một năm qua toàn bộ các loại xe tải lớn và xe khách đi tuyến Quảng Ninh buộc phải lưu thông qua cầu Kiền trên quốc lộ 10. Điều này khiến cầu Kiền và tuyến quốc lộ 10 bị quá tải và mau chóng xuống cấp.
Sự cố cầu Bính
Tàu container Vinashin Orient đang mắc kẹt tại gầm cầu Bính sau sự cố ngày 17-7-2010.
UBND TP phê duyệt dự án sửa chữa cầu Bính với tổng kinh phí 156 tỉ đồng.
Sự chậm trễ trong việc khắc phục sự cố cầu Bính, cây cầu nối nội thành Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và tỉnh Quảng Ninh đã trở thành tâm điểm trong buổi chất vấn tại kỳ họp thứ hai HĐND TP Hải Phòng khóa 14 (chiều 19-7).
Hơn một năm trước, cầu Bính bị tàu biển đâm vào làm một số hạng mục hư hỏng nặng. Dù đây là cây cầu rất quan trọng nhưng phải đến cuối tháng 12-2010, UBND TP mới chỉ định Công ty Chodai (Nhật Bản) khảo sát, lập dự án khắc phục. Tới cuối tháng 5-2011, UBND TP phê duyệt dự án sửa chữa cầu Bính với tổng kinh phí 156 tỉ đồng. Theo phương án này, từ nay đến cuối tháng 9, Công ty Chodai hoàn thành thiết kế sửa chữa, trong tháng 10, TP sẽ chỉ định nhà thầu xây dựng. Việc thi công bắt đầu từ tháng 11, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 6-2012.
Ông Đàm Xuân Lũy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hải Phòng, thừa nhận việc sửa chữa, khắc phục sự cố cầu Bính hết sức chậm chạp. Theo ông Lũy, sự cố hỏng dầm chịu lực và dây văng của cầu Bính xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam nên cơ quan chức năng vô cùng lúng túng trong việc xử lý, khắc phục. Công tác quan trắc, khảo sát biến dạng cầu sau sự cố mất rất nhiều thời gian bởi chúng ta thiếu các thiết bị kiểm định chuyên ngành. Các công ty tư vấn Việt Nam cũng chưa từng giải quyết các sự cố tương tự nên TP phải nhờ đơn vị tư vấn Nhật Bản giúp thiết kế, sửa chữa.
Tối 17-7-2010, ba chiếc tàu biển trọng tải lớn đang neo trên sông Cấm chờ sửa chữa đã bị gió bão giật đứt cáp neo, trôi hàng trăm mét rồi đâm sầm vào cầu Bính. Hậu quả, một đoạn dầm thép chịu lực chính của cầu bị uốn cong, biến dạng, hai dây văng số 23B và 24B bị trầy xước. Sáng 19-7-2010, sau một ngày bị phong tỏa, cầu Bính đã tạm thông trở lại nhưng TP chỉ cho phép xe máy, xe đạp và người đi bộ được phép lưu thông trên một làn đường. Tất cả xe ô tô phải lưu thông theo cầu Kiền.
Ngày 8-10-2010, Bộ GTVT có văn bản cho phép xe tải trọng tối đa 3,5 tấn và các loại xe tới 16 chỗ ngồi được phép lưu thông trên một làn đường của cầu Bính. Như vậy, hơn một năm qua toàn bộ các loại xe tải lớn và xe khách đi tuyến Quảng Ninh buộc phải lưu thông qua cầu Kiền trên quốc lộ 10. Điều này khiến cầu Kiền và tuyến quốc lộ 10 bị quá tải và mau chóng xuống cấp.
Theo Huy Hoàng
Read more: http://www.lemenbros.com/2012/08/cong-nghe-thi-cong-cau-day-vang-dam.html#ixzz4OFeuvkWi
Leave a Reply